Những ai không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
"Tuy nhiên trong thực tế, những chuyện xảy ra tốt hay xấu trong năm, thật chất chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu dùng thống kê khoa học, tính xác suất mỗi năm về những chuyện may hay rủi, có lẽ sẽ cho kết quả như nhau, không nhất thiết phải năm tuổi hay năm tốt. Bởi lẽ, nếu bình tâm rà soát lại nơi những người thân, đồng nghiệp, bạn bè…, mọi người sẽ thấy rõ rằng có những trường hợp gặp năm hạp tuổi nhưng chưa chắc may mắn. Và ngược lại, có không ít người tuy đang trong năm tuổi hay tam tai nhưng vẫn làm ăn phát đạt, cuộc đời bình an chứ chẳng hề hấn, xui rủi gì. Vì những lẽ đó, quan niệm cho rằng tam tai hay năm tuổi sẽ xui rủi là ý kiến phiến diện, suy diễn không hợp với thời đại ngày nay", ông Tín cho hay.Việt Nam không lệ thuộc vào một quốc gia nào để trang bị vũ khí
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.
Những điểm tương đồng, khác biệt giữa Suzuki XL7 và ‘đàn anh’ Ertiga
Khu nhà trọ số 12 đường 20 (KP.8, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM) của bà Đặng Thị Xuân (65 tuổi) được nhiều người khen ngợi qua bài viết: Chủ nhà trọ ở TP.HCM với quy định 'đặc biệt', khiến nhiều người thuê ở gần chục năm đăng tải trên Báo Thanh Niên.Do tuổi cao, bà Xuân giao lại khu trọ cho con gái là chị Nguyễn Thị Hồng Nương (40 tuổi) quản lý. Những ngày này, chị Nương cùng mọi người chung tay trang trí khu trọ để có cái tết ấm áp, sum vầy. Cả xóm cùng tập trung trước hẻm cùng nhau trang trí, không khí rộn ràng cả một dãy trọ. Đó là niềm vui giản dị của những người thuê trọ khi Tết Nguyên đán đến gần. Mong muốn lớn nhất của chị Nương là cả xóm đoàn kết với nhau, tận hưởng không khí tết như ở quê. Người ở trọ tại đây hầu hết là công nhân, lao động tự do. Chị Nương tự tay trang trí, đặt các tiểu cảnh để mọi người có chỗ vui chơi, check in. Dù chưa có danh sách cụ thể nhưng chị Nương đoán năm nay người thuê ở lại TP.HCM ăn tết đông hơn những năm trước. Việc trang trí nhà trọ của chị Nương có sự đồng hành của khu phố và Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa A. Khu trọ được trang hoàng đẹp mắt, trẻ con thích thú với không gian rực rỡ quanh phòng trọ. "Năm nay khó khăn nên có thể nhiều người sẽ ở lại nhà trọ, ăn tết cùng mọi người trong xóm. 18 tháng chạp, tôi cũng nấu bữa cơm tất niên để cả xóm cùng chung vui, nhìn lại một năm qua", chị Nương chia sẻ. Bà Võ Thị Ba (49 tuổi, quê ở Bạc Liêu) thuê nhà trọ chị Nương ở nhiều năm nay. Mỗi tối khi có thời gian rảnh bà và mọi người trong xóm ra trước khu trọ cùng ngắm những tiểu cảnh được mọi người trang trí. "Tôi thấy ít nhà trọ nào trang trí tết sum vầy như vậy. Năm nay tôi định ở lại TP.HCM ăn tết, bà chủ trọ và chị Nương cũng có nhắc ít ngày nữa sắp xếp thời gian ăn tất niên cùng cả xóm", bà Ba chia sẻ. Chị Trúc Anh (quê ở Hậu Giang) làm công nhân sản xuất giày dép thuê trọ chị Nương ở từ nhiều năm nay. Chị có hai con nhỏ, các con rất thích thú với hình ảnh đẹp mắt về nhà trọ những ngày cuối năm. "Không chỉ ngày tết, bình thường chủ trọ cũng quan tâm đến mọi người. Tôi ở đây đã mấy năm chưa bao giờ có ý định chuyển đi. Mọi người ở phòng trọ khác xem nhau như anh em, cuối năm cùng nhau ăn bữa cơm tất niên ấm cúng", chị Anh bày tỏ.
Xuất hiện tại sự kiện công chiếu Anh trai “say hi”, Anh Tú Atus giữ vững phong độ với bộ vest bảnh bao. Giọng ca Nỗi đau đính kèm được đánh giá cao về phong cách thời trang, luôn xuất hiện chỉn chu nhằm thể hiện sự tôn trọng dành cho khán giả. Tại sự kiện, nam ca sĩ bất ngờ khi được nhiều người hâm mộ vây quanh. Anh bày tỏ sự trân trọng trước tình yêu thương mà mọi người dành cho mình. Anh Tú Atus bày tỏ niềm thích thú khi được gặp gỡ các đồng nghiệp. Anh tận dụng dịp này để trò chuyện, hỏi thăm mọi người về các hoạt động nghệ thuật thời gian qua. Đối với diễn viên Gặp lại chị bầu, sự kiện ra mắt phim càng đặc biệt hơn khi là lần đầu tiên anh xuất hiện trên màn ảnh rộng mà không hề biết kịch bản. Đối với anh, những thước phim ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ của nam diễn viên và 29 anh trai còn lại là món quà thanh xuân mà các nghệ sĩ chỉ có một lần trong đời. “Tôi cảm thấy rất thú vị khi mình là diễn viên, mình tham gia phim nhưng lại không hề diễn. Tất cả cảm xúc đều là chân thật. Tôi mong khán giả sau khi xem xong phim Anh trai “say hi” sẽ có những góc nhìn khác về các anh trai, và mọi người lại được ở trong không gian âm nhạc tuyệt vời này một lần nữa”, Anh Tú Atus cho biết. Giọng ca Nỗi đau đính kèm từng có suy nghĩ muốn “ở ẩn” sau chương trình, nhưng vì quá nhiều tình cảm của khán giả nên anh phải chăm chỉ hơn. “Với tôi, khán giả là động lực để thực hiện những điều bản thân chưa từng nghĩ đến. Tôi vốn đã cầu toàn nay càng khắt khe hơn để mang đến những sản phẩm tốt nhất có thể. Tôi biết khi bản thân thành công thì người hâm mộ cũng sẽ tự hào”, anh tâm tình. Năm 2024, Anh Tú Atus tham gia show âm nhạc thực tế Anh trai “say hi”, giành được nhiều tình cảm của người hâm mộ. Trong đêm chung kết, anh xuất sắc vào top 10. Ngoài ra, tiết mục Ngáo ngơ có sự góp mặt của Anh Tú Atus cũng giành giải Màn trình diễn nhóm sáng tạo nhất. Sau khi kết thúc chương trình, giọng ca 9X cho ra mắt MV Nỗi đau đính kèm, kết hợp với Rhyder. Tiếp đó, anh tổ chức fan meeting để gửi lời cảm ơn đến khán giả đã đồng hành trong suốt thời gian qua. Trong năm 2025, Anh Tú Atus ấp ủ nhiều dự án, hứa hẹn là những bước đột phá của nam chính Gặp lại chị bầu.
Lấy Tuấn Anh, Yokohama FC 'tặng' HAGL một tiền vệ đa năng
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.